Ngoại thất Nhà thờ chính tòa thành phố México

Mặt tiền và cổng

Cổng chính với đồng hồ

Mặt chính nhà thờ quay về hướng Nam. Cổng chính nằm giữa mặt tiền chính và là cổng cao nhất trong ba cổng của nhà thờ. Tượng Thánh PhêrôThánh Phaolô đứng giữa các cột trên cổng, còn Thánh AnrêThánh Giacơ ngự trên ô cửa phụ. Giữa ô cửa này là bức phù điêu cao về Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, thánh bổn mạng của nhà thờ.[3] Hai bên hình ảnh là Thánh Matthêu và Thánh Anrê. Quốc huy México đặt phía trên ngưỡng cửa với đôi cánh đại bàng dang rộng. Có một tháp đồng hồ ở trên cùng của cổng với những bức tượng đại diện cho đức tin, đức cậy và đức mến, do Manuel Tolsá điêu khắc.[9]

Mặt tiền phía tây được xây dựng năm 1688 và tái thiết năm 1804.Cổng gồm ba phần với hình ảnh Tứ Phúc Âm gia.[9] Cổng phía tây có phù điêu cao mô tả Chúa Giêsu trao Chìa khóa Thiên đàng cho Thánh Phêrô.

Mặt tiền phía đông tương tự như mặt tiền phía tây. Phù điêu trên cổng mô tả con tàu chở bốn tông đồ, đứng đầu là Thánh Phêrô.[3] Phù điêu có tên là El barco de la Iglesia navegando por los mares de la Eternidad (Con tàu Giáo hội trên biển vĩnh hằng).[9]

Mặt tiền phía bắc, được xây dựng từ thế kỷ 16 theo phong cách Herrera thời Phục hưng. Đây là phần cổ nhất của nhà thờ, được đặt theo tên kiến trúc sư tu viện Tây Ban Nha El EscorialJuan de Herrera.[3] Trong khi mặt tiền phía đông và phía tây cổ hơn hầu hết các phần còn lại của tòa nhà, tầng thứ ba trên mặt tiền có các cột Solomon gắn liền với thời kỳ Baroque.

Tất cả các phù điêu cao trên cổng nhà thờ đều được lấy cảm hứng từ tác phẩm của họa sĩ người Flemish Peter Paul Rubens.[3]

Tháp chuông

Các tháp chuông là tác phẩm của nghệ nhân Xalapa José Damián Ortiz de Castro. Tháp có mái hình chuông bằng đá tezontle phủ đá trắng chiluca. Ortiz de Castro phụ trách việc xây dựng nhà thờ vào nửa sau của thế kỷ 18 cho đến khi đột ngột qua đời. Manuel Tolsá người Valencia, người từng xây dựng các tòa nhà đáng chú ý khác ở thành phố México, được thuê để hoàn thiện nhà thờ. Thời điểm đó đã trải qua hơn 240 năm xây dựng nhà thờ. Ông thêm vào cấu trúc tân cổ điển: đồng hồ, tượng ba nhân đức đối thần, lan can cao xung quanh tòa nhà và mái vòm nổi trên cánh ngang.

Nhà thờ có 25 chuông - 18 quả treo ở tháp chuông phía đông và 7 ở tháp phía tây. Quả chuông lớn nhất được đặt tên Santa Maria de Guadalupe (Thánh nữ Maria Gualalupe) và nặng khoảng 13.000 kilôgam (29.000 lb). Các chuông lớn khác có tên Doña Maria (Đức Bà Maria) nặng 6.900 kilôgam (15.200 lb), và La Ronca (Tiếng rè) vì tiếng chuông không trong. Doña Maria và La Ronca lắp đặt năm 1653 còn quả chuông lớn nhất lên giá sau đó năm 1793.[3]

Tượng ở tháp phía tây là tác phẩm của José Zacarías Cora và đại diện cho Giáo hoàng Grêgôriô VII, Thánh Augustinô, Thánh Leandro thành Sevilla, Thánh Fulgencio thành Caterniga, Thánh Phanxicô XaviêThánh Barbara. Tượng ở tháp phía đông là của Santiago Cristóbal Sandoval mô tả Emilio, Rôsa thành Lima, Maria (mẹ Chúa Giêsu), Thánh Ambrosius, Thánh Giêrônimô, Thánh Felipe de Jesús, Hippôlytô thành RomaThánh Isidore Nông gia.[9]

Năm 1947, một người mới tập kéo chuông gặp tai nạn tử vong trong khi định kéo mà lại đứng phía dưới chuông. Quả chuông văng ngược lại đập vào đầu làm người đó chết ngay. Quả chuông sau đó bị "trừng phạt" bằng cách bỏ phần kẹp. Trong những năm tiếp theo, quả chuông này được gọi là la castigada (kẻ bị trừng phạt), hoặc la muda (kẻ câm). Năm 2000, chiếc kẹp được lắp lại vào chuông.[24]

Tháng 10 năm 2007, một hộp thời gian được tìm thấy bên trong đế cầu bằng đá của thập tự ở tháp chuông phía nam. Hộp được đặt vào năm 1742 như để bảo vệ nhà thờ. Hộp chì chứa đầy đồ tạo tác tôn giáo, tiền xu và giấy da, được giấu trong một quả cầu đá rỗng. Quả cầu ghi dấu ngày 14 tháng 5 năm 1791 là ngày đặt viên đá trên cùng của nhà thờ. Một hộp thời gian mới sẽ được đặt trong quả cầu đá khi đóng lại.[25]

Nhà hội kiến

Nằm ở bên phải nhà thờ chính, Nhà hội kiến tông tòa (tiếng Tây Ban Nha: Sagrario Metropolitano) được Lorenzo Rodríguez xây dựng trong thời kỳ Baroque đỉnh cao khoảng giữa các năm 1749-1760.[3] Nhà hội kiến dùng để lưu trữ tài liệu lưu trữ và chứa lễ phục tổng giám mục.[26] Nó cũng có chức năng là nơi ban Tiệc Thánh và ghi danh giáo dân.[27]

Mặt tiền phía nam của Nhà hội kiến, mở ra phía Zócalo

Trong khuôn viên nhà thờ đầu tiên cũng có Nhà hội kiến nhưng không rõ vị trí chính xác. Trong quá trình xây dựng nhà thờ mới, Nhà hội kiến được đặt ở vị trí nay là Nhà nguyện Isidro và Đức Mẹ Thương Khó Granada. Tuy nhiên, vào thế kỷ 18, cấu trúc này được quyết định tách biệt ra nhưng vẫn kết nối với nhà thờ chính.[27] Nhà hội kiến được xây bằng đá tezontle (một loại đá núi lửa xốp màu đỏ) và đá trắng, tạo hình Thập tự giá Hy Lạp với mặt tiền phía nam quay về phía Zócalo. Nhà hội kiến nối với nhà thờ chính thông qua Nhà nguyện Thánh Isidro.[3][9]

Bàn thờ chính Nhà hội kiến

Bên trong mỗi cánh Nhà hội kiến có công dụng riêng biệt. Ở cánh tây là nơi rửa tội, ở phần bắc là bàn thờ chính, lối vào chính và một khu vực công chứng, được ngăn cách qua bức tường góc bên trong bằng đá chiluca và tenzotle. Đá trắng chiluca phủ bề mặt tường và sàn, còn đá tezontle đóng khung cửa ra vào và cửa sổ. Ở phần cấu trúc giao nhaumái vòm bát giác được các vòm bao quanh tạo thành những tam giác cong ở đỉnh vòm.[27] Bàn thờ chính mang phong cách Churrigueresque trang trí công phu được nghệ nhân bản địa Pedro Patiño Ixtolinque chế tác. Bàn thờ này khánh thành năm 1829.[9]

Gần như toàn bộ bên ngoài Nhà hội kiến kiểu Baroque được trang trí, như hốc kệ âm tường hình dáng lạ, lớp xếp nổi và nhiều thiên thần cherub. Các trái cây được chạm khắc như nho và lựu có hình dạng của đồ dâng lễ, tượng trưng cho Huyết Chúa Giêsu và Giáo hội. Các trang trí hoa gồm có hồng, cúc và nhiều loại hoa bốn cánh khác nhau, cả loài chalchihuite bản địa.[3]

Nhà hội kiến có hai lối vào bên ngoài chính; một về phía nam đối diện Zócalo và một lối khác hướng về phía đông theo hướng phố Seminario. Mặt tiền phía nam được trang trí phong phú hơn mặt tiền phía đông, mang chủ đề tôn vinh Bí tích Thánh Thể với hình ảnh của các Tông đồ, Giáo phụ, các thánh sáng lập dòng tu, các thánh tử đạo cũng như các cảnh trong Kinh Thánh. Các phù điêu hình thú xếp cạnh các phù điêu hình người, như hình sư tử dữ tợn hoặc đại bàng trên Quốc huy México. Mặt tiền phía đông ít chi tiết hơn nhưng chứa các hình tượng Cựu Ước cũng như Jan thành NepomukIgnacio thành Loyola. Các dấu mốc xây dựng Nhà hội kiến cũng được ghi ở đây.[27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà thờ chính tòa thành phố México http://gomexico.about.com/od/sights/ss/df_walking_... http://www.arsvirtual.com/visitas/visitas/catedral... http://www.globalpost.com/dispatch/news/agencia-ef... http://mexicotrucker.com/2008/01/17/found-atop-mex... http://es.encarta.msn.com/encyclopedia_761586713/C... http://www.peerlesstravel.com/view/176:11/israel/G... http://www.sacred-destinations.com/mexico/mexico-c... http://content.time.com/time/magazine/article/0,91... http://www.spanish.xinhuanet.com/spanish/2008-08/1... http://bdh-rd.bne.es/viewer.vm?id=0000147729&page=...